Mời bạn CLICK vào liên kết bên dưới và
Mở Ứng Dụng Shopee để mở khóa toàn bộ chương truyện!
Chồng Tôi Là Nô Lệ Của Mẹ Ruột
Chương 4
7
Tháng sau, tôi và Trương Trạch chính thức ly hôn.
Cả hai người đã đường ai nấy đi, vậy mà lúc bước ra khỏi cục dân chính, Trương Trạch vẫn không quên làm tôi buồn nôn một lần nữa.
Anh ta nói:
“Lâm Duệ, trước khi kết hôn em đâu phải người như vậy.
Tại sao sau khi cưới lại thay đổi hoàn toàn, không còn chút bao dung nào?
Dù sao đó cũng là mẹ anh, em cũng không thể dung nạp được bà.
Vậy sau này em lấy ai, chẳng lẽ không phải sống với mẹ chồng nữa sao?”
Tôi khoát tay:
“Đừng giở trò thao túng tâm lý kiểu PUA với tôi. Xin miễn nhé.
Tôi không có sở thích khổ dâm kiểu tự làm khó chính mình đâu.”
Nói xong, tôi quay đầu bước đi, không ngoảnh lại.
Tôi thậm chí còn có thể tưởng tượng ra, sau khi ly hôn với tôi, dưới sự bóc lột của Lý Cầm, cuộc sống của Trương Trạch sẽ khốn khổ đến mức nào.
Quả nhiên, sau khi chúng tôi ly hôn, hai đứa cháu trở thành gánh nặng hoàn toàn của anh ta.
Vì cha anh ta giờ đã lớn tuổi, không đi làm được nữa, không kiếm được bao nhiêu tiền.
Thế nên toàn bộ tiền học, sinh hoạt phí, phí học năng khiếu của hai đứa con Trương Viễn – tất cả đều do Trương Trạch lo liệu.
Vì sao tôi biết?
Là do mẹ tôi, khi đang tám chuyện với mấy bà cụ dưới tầng lúc đi nhảy quảng trường, tình cờ nghe được.
Lý Cầm rất tự hào truyền thụ bí kíp “huấn luyện con trai” cho các bà khác, còn vô cùng đắc ý khoe khoang:
Con trai út của mình bị bà ta dạy đến ngoan ngoãn nghe lời, bây giờ đang giúp bà ta nuôi luôn hai đứa con của thằng con trai lớn.
Về chuyện này, tôi chỉ muốn nói một câu:
Đây là quả báo xứng đáng dành cho Trương Trạch.
Ngoại Truyện [Trương Trạch]
Sau khi ly hôn với Lâm Duệ, mẹ tôi dẫn hai đứa cháu dọn vào nhà tôi sống hẳn.
Lúc đầu còn đỡ, mẹ tôi còn có thể tự trông nom hai đứa.
Nhưng càng về sau, bà tuổi tác cao, thỉnh thoảng lại nhức đầu chóng mặt.
Hai đứa cháu thì đang tuổi nghịch ngợm, bà căn bản là không quản nổi.
Mỗi khi có chuyện là bà lại gọi tôi, bảo tôi mau về nhà lo cho chúng nó.
Bà còn định đùn cả bài tập về nhà của tụi nó cho tôi kèm.
Tôi đi làm đã đủ mệt, tan ca về nhà còn phải bực tức vì tụi nó.
Vì vậy, tôi đã cãi nhau với mẹ mấy lần.
Nhưng mỗi lần cãi, bà lại khóc, lại mắng tôi là đồ vô ơn, không biết thương mẹ.
Bà bảo, bà nuôi tôi hơn hai mươi năm, cuối cùng lại nuôi ra một thứ lang tâm cẩu phế.
Từ nhỏ, mẹ tôi đã hay khóc lóc kể khổ với tôi.
Lúc tôi mới bắt đầu hiểu chuyện, câu mà bà hay nói nhất là:
“Trạch Trạch, anh con không ra gì, sau này biết làm sao?
Con đừng học theo nó, con phải nghe lời, không thì mẹ bị cả hai đứa làm cho tức chết, ai lo cho tụi con lớn được nữa?”
Anh tôi đúng là chẳng ra gì thật.
Hơn tôi ba tuổi, từ nhỏ không thích học hành, tính khí nổi loạn, mẹ tôi nói đông, ảnh đi thẳng sang tây.
Vì thế, mẹ tôi từng khóc vì anh vô số lần.
Mỗi lần bị anh làm cho tức đến khóc, bà lại quay sang tôi tìm an ủi:
“May mà Trạch Trạch biết nghe lời.”
Thế là tôi trở thành hình mẫu “con ngoan nghe lời”.
Dần dần, tôi cũng quen với việc nghe lời bà răm rắp.
Anh tôi thì cứ thế trượt dài, đến khi lấy vợ, sinh hai đứa con rồi, vẫn gần như không lo nổi cho chúng.
Mẹ tôi lại tìm đến tôi khóc lóc, bảo cha tôi già rồi, kiếm tiền không được như trước nữa.
Bà phải lo chăm cháu nên đến rau cũng chẳng mua nổi.
Tôi thấy bà khóc, không đành lòng, gần như tháng nào cũng đưa tiền cho bà.
Kể cả sau này lấy Lâm Duệ, tôi vẫn lén vợ đưa tiền về nhà.
Cả cuộc hôn nhân giữa tôi và Lâm Duệ, cũng bị mẹ tôi khóc lóc mà chia cắt.
Nhưng mẹ tôi đẩy hết hai đứa nhỏ cho tôi lo, tôi thực sự là có tâm mà không có sức.
Tôi đã cố gắng trao đổi với bà vô số lần, nhưng đều vô ích.
Thậm chí bà còn nói với tôi:
“Trương Trạch, mẹ cho con ăn học đến đại học, vậy mà giờ hai đứa tiểu học con cũng dạy không xong à?”
Tôi: “…”
Cuối cùng, bất đắc dĩ, tôi vẫn phải gánh bài vở của tụi nhỏ.
Nhưng sau đó, mẹ tôi bắt đầu chẳng kiêng dè gì nữa – đến họp phụ huynh cũng đùn cho tôi.
Hễ tôi vừa tan làm về nhà là bà lại đi nhảy quảng trường.
Đến năm thứ hai hai đứa cháu ở chỗ tôi, vì công việc bận rộn, hay phải đi công tác, tôi không còn thời gian kèm học cho tụi nó nữa.
Kết quả, kỳ thi cuối kỳ, thằng cháu lớn đứng áp chót, thằng nhỏ đứng chót bảng.
Khi bảng điểm vừa có, anh tôi – từ sau khi gửi hai đứa con sang đây – lần đầu tiên gọi điện cho tôi, nhưng không phải hỏi thăm, mà là mắng:
“Trương Trạch, không phải con anh nên anh không để tâm đúng không?
Trước kia tụi nhỏ học đâu có tệ, từ khi qua chỗ mày thì một đứa đội sổ, một đứa áp chót.
Mày dạy kiểu gì thế hả?”
Tôi: “?”
Tôi đáp lại ngay:
“Anh có tư cách gì mà mắng tôi? Nếu thấy tôi lo không xong thì anh tự lo đi.
Con anh đẻ, anh không nuôi, quăng cho tôi là xong chuyện à?
Tiền học thêm anh không trả, tiền học năng khiếu anh không trả, đến tiền sinh hoạt cũng không đưa.
Giờ kết quả học kém thì đổ lên đầu tôi?”
Tôi bị anh mình làm cho tức muốn cạch mặt luôn.
Mẹ tôi nghe vậy thì quát tôi:
“Con với anh con so đo cái gì, nó chẳng qua là học thấp, nói năng không khéo thôi.
Anh em ruột, có đáng vì mấy câu mà trở mặt nhau không?”
Tôi: “…”
Mẹ tôi lại nói:
“Anh con vốn vậy, thẳng tính, nói năng vụng về, con rộng lượng chút, đừng chấp.”
Những lời này đã sắp thành câu cửa miệng của bà.
Trước đây mỗi lần tôi và anh có mâu thuẫn, bà đều lấy lý do đó để tôi nhịn.
Tôi đã nhẫn nhịn anh không biết bao nhiêu lần rồi, nhưng lần này tôi không muốn nữa.
Thế nhưng, tôi càng nói lý, mẹ tôi càng khóc lóc, gào thét, dọa chết.
Cuối cùng, tôi vẫn phải tiếp tục nuôi con cho anh mình.
Cho đến hai năm sau, tôi và anh hoàn toàn trở mặt.
Nguyên nhân là một hôm sau giờ tan học, hai đứa cháu đánh nhau.
Thằng nhỏ thừa lúc thằng lớn không để ý, đẩy anh nó ngã từ trên cầu thang xuống.
Thằng lớn ngã đầu xuống trước, thương tích rất nghiêm trọng.
Nếu hôm đó tôi không về nhà kịp để phát hiện, e là đã mất mạng trong hành lang rồi.
Nhưng dù vậy, tình trạng cũng không khá hơn là bao – phải cấp cứu suốt tám tiếng mới giữ được mạng.
Anh tôi biết tin liền xông vào bệnh viện, vừa thấy tôi đã giơ tay đấm đá:
“Con tao ở chỗ mày, học hành sa sút thì thôi đi, giờ còn bị mày làm cho nhập viện nữa!”
Cả chị dâu cũ Lưu Tiếu cũng đến, mắng như tát nước vào mặt tôi:
“Trương Trạch, mày cầu trời khấn Phật cho Đại Bảo không sao đi.
Nếu nó có mệnh hệ gì, tao bắt mày mạng đền mạng!”
Đại Bảo không chết, nhưng cú ngã đó khiến nhiều xương trên người gãy nát, còn phải tiếp tục mổ nhiều lần.
Chi phí cấp cứu cộng với phẫu thuật sau này – ít nhất cũng tầm ba mươi vạn.
Anh tôi và Lưu Tiếu đồng thanh khẳng định: con xảy ra chuyện là ở chỗ tôi, nên tôi phải chịu toàn bộ chi phí điều trị cho Đại Bảo.
Nhưng tôi lấy đâu ra nhiều tiền đến vậy?
Tiền lương mấy năm nay của tôi gần như bị vét sạch vì đủ loại chi phí của hai đứa cháu.
Anh tôi với Lưu Tiếu, suốt từng ấy năm còn chưa mua nổi cho con mình lấy một bộ quần áo mới.
Thế mà anh tôi chẳng quan tâm gì cả, thái độ cứng rắn vô cùng:
“Trương Trạch, tiền này mày muốn trả cũng phải trả, không muốn cũng phải trả!
Tao có nhờ mày chăm con tao đâu? Là tự mày lắm chuyện muốn giúp đấy chứ!
Hơn nữa, tụi nhỏ xảy ra chuyện ở nhà mày, mày không chịu trách nhiệm thì ai chịu trách nhiệm đây?”
Tôi chết lặng, nhìn sang mẹ mình.
Mẹ tôi thì vừa khóc vừa nói:
“Tiền phẫu thuật của Đại Bảo, hay là con bán nhà đi, lấy tiền giúp nó trị bệnh.
Anh con thất nghiệp bao lâu rồi, trong tay chẳng còn đồng nào cả.”
Thấy tôi không lên tiếng, mẹ tôi lại nói:
“Trương Trạch, đó là cháu ruột của con đấy. Con không thể trơ mắt nhìn nó chết mà không cứu được.”
Đến lúc này, tôi mới hoàn toàn nhìn thấu bản chất thật sự của mẹ và anh trai mình.
Tôi bỗng nhớ lại câu hỏi trước kia của Lâm Duệ —
“Mẹ anh dẫn hai đứa cháu đến ở nhà mình, tụi nhỏ lại đang tuổi nghịch ngợm, nhỡ đâu va chạm gì thì tính cho ai?
Anh với chị dâu anh có đến đòi nợ không?
Bọn họ đâu phải người biết lẽ phải.”
Cô ấy đã đoán trúng hoàn toàn.
Là do tôi ngu hiếu, mắt mù tim mù.
Mới khiến bản thân rơi vào cảnh vừa tốn tiền, vừa tốn sức, lại còn bị oán trách.
Không thể trách ai ngoài chính tôi.
Cuối cùng, vì sự việc xảy ra ở nhà tôi, tôi bán luôn căn nhà của mình, chi trả toàn bộ viện phí cho Đại Bảo.
Cũng chính thức đoạn tuyệt quan hệ với gia đình.
Trớ trêu thay, sau khi Đại Bảo bình phục, Trương Viễn và Lưu Tiếu vì cú ngã đó mà bừng tỉnh lương tâm, quyết định tự mình nuôi con.
Vì con, hai người họ tái hôn.
Chỉ có tôi, như một thằng ngốc chính hiệu.
Vợ mất.
Con mất.
Nhà cũng không còn.
Còn mẹ tôi, đối mặt với tình cảnh thê thảm hiện tại của tôi, chỉ lạnh nhạt nói vài câu:
“Con có tay có chân, vẫn còn đi làm được, nhà với con, rồi sau này cũng sẽ có lại thôi.”
Bà nói:
“Anh con cũng đâu nhắc lại chuyện Đại Bảo bị ngã ở nhà con nữa.
Con làm gì mà cứ ôm mãi trong lòng thế?”
Tôi nghe xong, chỉ biết cười cay đắng.
Bao nhiêu khổ cực, bao nhiêu tủi hờn vì mẹ và hai đứa cháu,
trong mắt bà — không đáng một xu.
Anh cả không ra gì, nên bà phải hút máu đứa con út để nuôi đứa con lớn.
Mà con út nghe lời, nên hiển nhiên phải trở thành một thằng ngốc.
Sau này, trong một lần tôi uống say, đã từng gọi cho Lâm Duệ, muốn cầu xin cô ấy quay lại.
Cô chỉ nói đúng một câu:
“Tôi bị dị ứng với đồ ngu. Đừng tới làm tôi phát ban.”