Một Lần Nữa Tỏa Sáng

Chương 2



4

“Anh ơi, em làm hỏng đồ của anh, xin lỗi anh.”

Hạ Mộng Trạch cau mày nhận lấy tờ giấy, dì cũng tiến lại gần — đó là một tờ giấy vay nợ.

Trên đó viết rất rõ ràng: Chu Dự Mặc nợ Hạ Mộng Trạch bốn ngàn năm trăm ba mươi hai tệ, thời gian, địa điểm, người liên quan đều đầy đủ, bên dưới còn có cả chữ ký nguệch ngoạc của Chu Dự Mặc.

“Chị dâu, chị làm cái gì thế? Trẻ con mà, có sao đâu.”

Chưa đợi mẹ tôi mở miệng, tôi đã nhìn dì, nói thẳng:

“Dì ơi, sai thì là sai, Mặc Mặc đã biết lỗi rồi, số tiền còn lại tụi con sẽ trả lại cho anh họ.”

Hạ Mộng Trạch có chút ngại ngùng, đưa tay gãi đầu:

“Mặc Mặc, lúc đó anh nóng quá, anh xin lỗi em.”

Người lớn thấy tình huống như vậy, ai nấy đều gật đầu, vô thức nở nụ cười, thi nhau khen chúng tôi là những đứa trẻ ngoan.

Chỉ có mẹ tôi vẫn còn xoắn xuýt chuyện số tiền còn lại, mắng tôi rỗi hơi sinh chuyện, cái gì cũng không hiểu.

Với trải nghiệm ít ỏi đáng thương của bà, bà hoàn toàn không hiểu được tầm quan trọng của các mối quan hệ.

Dì và dượng đều là giáo viên, sau này anh họ cũng trở thành bác sĩ.

Kiếp trước, rõ ràng anh họ có thể nhờ quan hệ để giúp mẹ tôi hẹn lịch phẫu thuật sớm,

Nhưng cuối cùng lại lỡ mất thời điểm điều trị tốt nhất.

Rất khó để nói chuyện ấy không phải là hậu quả của một việc nhỏ như thế này năm xưa.

Có nhân thì ắt có quả. Hạt giống được gieo hôm nay, sớm muộn cũng sẽ kết quả ngày sau.

Thoắt cái đã hết kỳ nghỉ hè, tôi sắp khai giảng rồi.

Trường học nằm ở trấn trên, đạp xe cũng phải mất chừng ba mươi phút.

Ngày đầu tiên đi học, Chu Dự Mặc còn buồn hơn cả tôi, ôm chặt lấy chân tôi, khóc đến nước mắt nước mũi tèm lem cả mặt.

Nhìn lại lớp học quen thuộc, tôi bất giác xúc động nghẹn ngào.

Kiếp trước, vì lớn lên trong một gia đình đơn thân, lại sống khó khăn, tôi tự ti và nhạy cảm, những năm đi học trôi qua lặng lẽ cô độc,

Cũng vì vậy mà bỏ lỡ rất nhiều tình bạn.

“Chu Dự Điệp, đứng đực ra đó làm gì? Mau ngồi xuống, sắp vào học rồi kìa.”

Từ phía sau, Mạnh Hiểu Vũ chọc vào hông tôi, nhắc tôi vào lớp.

Thầy giáo bước vào, liếc nhìn cả lớp một lượt, rồi thông báo một tin nóng hổi:

Học kỳ này, nhà trường sẽ có trợ cấp học tập dành cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, số lượng có hạn, ưu tiên học sinh xuất sắc.

“Ơ, tôi thấy Chu Dự Điệp cũng hợp đấy chứ, nhà nghèo thế cơ mà.”

“Với cái học lực như nó? Ai dám phát trợ cấp cho nó chứ?”

Tiếng bàn tán của các bạn học vang lên không chút kiêng nể.

Tôi mím môi.

Kiếp trước, vì ham chơi, lại còn phải chăm em, tôi hoàn toàn không học hành tử tế.

Từ tận đáy lòng, tôi cũng từng thấy nhận trợ cấp kiểu này rất xấu hổ,

Thậm chí chưa bao giờ nghĩ đến chuyện đăng ký.

Nhưng bây giờ tôi đã sống lại,

Thì cái gọi là “thể diện” ấy chẳng là gì so với tiền cả.

Tôi nhất định phải giành lấy suất trợ cấp này.

Tan học, tôi chủ động rủ Mạnh Hiểu Vũ về nhà cùng.

Cô ấy cũng là người trong làng, hiếm hoi trong số ít những người đối xử chân thành với tôi.

Qua một đoạn đường nhựa là tới ruộng rau.

Tôi và Mạnh Hiểu Vũ đạp xe, đồng phục bị gió thổi phồng lên.

“Hiểu Vũ, tớ muốn nhận suất trợ cấp đó, còn cậu thì sao?”

Mạnh Hiểu Vũ nói:

“Nhưng tớ học kém lắm, với lại… cảm thấy có hơi mất mặt ấy.”

“Không sao đâu, tụi mình cùng cố gắng.”

Cô ấy rất xinh, từ nhỏ đã đẹp. Nhưng ở một vùng quê nghèo như thế này, đẹp lại giống như một tội lỗi.

Cũng giống như lúc tôi về nhà, nhìn thấy người đứng sau lưng mẹ tôi, sắc mặt tôi lập tức sa sầm.

Là Vương Cẩu Tử – gã độc thân cao tuổi trong làng.

Ông ta đã gần sáu mươi tuổi, ăn bám cả đời,

Đến khi ông bà cụ mất rồi mới chịu ra đồng làm tí việc, mà cũng chỉ ba ngày làm, năm ngày chơi.

“Tiểu Điệp, đi học về rồi à?”

Thấy tôi đeo cặp sách đứng sau lưng mẹ mà không phát ra tiếng động, Vương Cẩu Tử giật bắn người.

Trên khuôn mặt đầy nếp nhăn như sông ngòi chằng chịt của ông ta, miễn cưỡng nặn ra một nụ cười.

5

Tôi lạnh lùng nói thẳng:

“Chú Vương, chú đến nhà cháu làm gì? Ăn cơm hả? Mẹ cháu không nấu cơm cho chú đâu.”

Vương Cẩu Tử xoa hai tay vào nhau, cười gượng:

“Ối dào, con nít nói năng gì mà kỳ cục vậy, thật là…”

Mẹ tôi cũng chẳng ưa ông ta, cầm cái mo hốt rác trong tay phẩy phẩy đuổi đi:

“Về nhà mà ăn cơm đi, đừng có lượn lờ quanh nhà tôi nữa.”

Ông ta vừa xấu trai vừa gian xảo, đôi mắt ti hí đảo qua đảo lại trên người hai mẹ con tôi vài vòng rồi mới cười hề hề, xoa cái đầu hói bóng lưỡng, lủi đi.

Chờ ông ta đi khuất, tôi nghiêm túc nói:

“Mẹ, sau này ở nhà một mình nhớ phải khóa cửa, không được để mấy người như thế vào nhà.”

Mẹ tôi vừa vung váy chảo vừa cười:

“Con nít con nôi, biết gì mà lo chuyện bao đồng.”

Bà vừa nói xong liền ho sặc sụa. Cái bếp này không có máy hút khói, hễ nấu nướng là khói bốc lên sặc cả mũi.

Kiếp trước mẹ tôi bị ung thư phổi, biết đâu phần nào cũng do cái bếp này.

Phải nhớ gắn máy hút khói. Tôi âm thầm ghi nhớ.

Vì chương trình học lớp hai quá đơn giản, nên sau khi làm xong bài tập, tôi sẽ giúp mẹ cắt chỉ thừa trên quần áo ở nhà.

Quần áo do nhà máy sản xuất thường có rất nhiều chỉ thừa.

Công việc của mẹ hiện giờ là cắt sạch những sợi chỉ ấy để đường may được gọn gàng.

Việc này không khó, chỉ tổ hại mắt.

“Mẹ, từ mai mang về nhiều một chút, con phụ mẹ cắt.”

Bà lườm tôi một cái nhẹ nhàng:

“Không được đâu, con phải lo học hành chứ.”

“Không phải mẹ bảo con đi học nghề sao?”

“Tiểu Điệp, lần trước con đến nhà dì, dì con kéo mẹ nói chuyện rất lâu, bảo con là đứa có chính kiến, sau này nhất định sẽ nên người.”

“Mẹ về nghĩ mãi, vẫn nên cho con đi học, học như dì con ấy, chỉ có học hành mới có tương lai.”

Bà thở dài:

“Nhà mình khổ cũng vì không có chữ cả đấy.”

Cũng là xuất thân từ gia đình nghèo.

Ba tôi là anh cả trong nhà, gánh vác trách nhiệm từ nhỏ, nên không được đi học.

Còn dì tôi thì luôn cố gắng học hành, cuối cùng mới có thể an cư ở thành phố.

Lý lẽ ấy, họ đâu phải không hiểu, chỉ là họ sợ — sợ đầu tư rồi không có hồi đáp.

“Mẹ ơi, con nhất định sẽ đậu một trường đại học thật tốt!”

Bà mỉm cười, ánh mắt lấp lánh một tia hài lòng:

“Con gái mẹ lớn thật rồi, biết suy nghĩ rồi.”

Cũng từ ngày khai giảng đó, tôi vừa chăm chỉ ở trường, vừa giúp mẹ nhặt rau, quét nhà, giặt đồ, cắt chỉ sau mỗi buổi học. Cuộc sống rất bận rộn nhưng cũng rất đầy đặn.

Chu Dự Mặc bị tôi ảnh hưởng, thỉnh thoảng cũng ngồi bên cạnh, vụng về cầm cây chổi phẩy qua phẩy lại.

Nhưng chẳng được bao lâu, cuộc sống yên bình ấy liền bị phá vỡ.

Tôi nhìn đám người như Chu Kỳ đang chặn trước cửa nhà vệ sinh, nheo mắt hỏi:

“Có chuyện gì mà nhất định phải nói trong nhà vệ sinh thế? Hay mấy lời sắp nói thối quá, không dám nói ngoài này?”

Chu Kỳ đỏ bừng cả mặt, giơ cao tay phải:

“Chu Dự Điệp, ai cho cậu nói chuyện với Trần Vĩ hả?”

Trần Vĩ là lớp trưởng lớp tôi, mặt mũi bình thường nhưng học giỏi, rất được yêu thích.

Nếu là Chu Dự Điệp của kiếp trước, chắc chắn sẽ nhẫn nhịn.

Nhưng tôi bây giờ đã không còn là tôi của ngày xưa.

Tôi lập tức túm lấy cổ tay cô ta, siết dần từng chút.

Trong lúc gương mặt Chu Kỳ mỗi lúc một đỏ hơn, tôi bẻ tay cô ta xuống:

“Chu Kỳ, nếu cậu thích ở lại trong nhà vệ sinh, thì cứ ở lại thêm đi. Tôi ra trước đây.”

Một bàn tay quen làm việc so với bàn tay tiểu thư quen sống sung sướng, sức mạnh khác nhau rõ rệt.

Nói xong, tôi đường hoàng rời khỏi nhà vệ sinh.

Phía sau, cánh cửa nhà vệ sinh bị ai đó đá mạnh, “rầm” một tiếng vang dội.

Hôm sau đến lớp, vừa thò tay vào ngăn bàn.

Một cảm giác ẩm ướt, mềm mềm, dài ngoằng truyền từ đầu ngón tay đến não.

Tôi hét lên một tiếng, rụt tay lại ngay.

Trên ngón tay tôi đang quấn lấy một con giun đất màu đen, ngọ nguậy.

Mấy học sinh xung quanh đều bị động tĩnh đó thu hút mà ngoái lại nhìn.

Có mấy đứa yếu tim bắt đầu rít lên khe khẽ, nhưng phần lớn thì vai rung rung — bọn họ đang cười.

Cười tôi nhát gan.

Thầy giáo dùng giẻ lau bảng đập mạnh xuống bục giảng:

“Ai làm chuyện này?”

Không ai trả lời.

Giờ học vẫn tiếp tục.

Tan tiết, thầy Vương gọi tôi lên văn phòng, bảo sẽ điều tra chuyện này.

Tôi bình thản nói:

“Thầy ơi, có khi chỉ là trùng hợp thôi ạ.”

Chương trước Chương tiếp
Loading...
// Hàm để hiển thị lớp phủ // Hàm để ẩn lớp phủ và đặt thời gian cho lần hiển thị tiếp theo // Lưu thời gian hiện tại vào Local Storage // Kiểm tra xem lớp phủ có bị ẩn không và hiển thị lại nếu cần if (elapsed >= 3600 * 1000) { // 1 tiếng (3600000 ms) // Đặt timer 30 giây để kiểm tra và hiển thị lớp phủ nếu đủ điều kiện }, 30 * 1000); // 30 giây (30000 ms) // Khi người dùng nhấp vào lớp phủ, ẩn lớp phủ và thiết lập thời gian cho lần hiển thị tiếp theo // Chuyển hướng đến trang khác (tùy chọn) // Hàm để hiển thị lớp phủ // Hàm để ẩn lớp phủ và đặt thời gian cho lần hiển thị tiếp theo // Lưu thời gian hiện tại vào Local Storage // Kiểm tra xem lớp phủ có bị ẩn không và hiển thị lại nếu cần if (elapsed >= 3600 * 1000) { // 1 tiếng (3600000 ms) // Đặt timer 30 giây để kiểm tra và hiển thị lớp phủ nếu đủ điều kiện }, 30 * 1000); // 30 giây (30000 ms) // Khi người dùng nhấp vào lớp phủ, ẩn lớp phủ và thiết lập thời gian cho lần hiển thị tiếp theo // Chuyển hướng đến trang khác (tùy chọn)